ba bau an nhan duoc khong

Bà bầu ăn nhãn được không? Ăn nhiều có tốt không?

Nhãn là loại quả có vị ngọt, có tác dụng bồi bổ tâm tỳ, khí huyết, bất kể nam nữ, trẻ em đều đặc biệt thích ăn. Loại quả này cũng thường nhận được sự ưu ái của nhiều người vào mùa hè. Vậy bà bầu ăn nhãn được không? Ăn nhiều có tốt không?

Với thành phần chứa nhiều dưỡng chất quý, tính ứng dụng cao, phù hợp với nhiều đối tượng, nhãn được sử dụng như một loại thực phẩm phổ biến trong gian bếp của gia đình. Theo lối tư duy thông thường, nhiều bà bầu sẽ lựa chọn nhãn nhục khô để bồi bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, các bác sỹ đông y lại khuyên bà bầu không nên sử dụng sản phẩm này trong quá trình mang thai bởi nó sẽ gây ra nóng và dẫn đến sảy thai. Vậy bà bầu ăn nhãn có sao không?


1. Bà bầu ăn nhãn được không?

Thành phần của quả nhãn chứa glucoza, vitamin, đường sucrose nhiều vitamin, khoáng chất, có tác dụng dưỡng tâm an thần, dưỡng huyết kiện tỳ, là sản phẩm bổ máu rất tốt. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai, đặc biệt là phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu tiên nên hạn chế ăn loại quả này.

Lý giải cho điều này, y học Trung Quốc cho rằng, nhãn tuy giúp bổ khí dưỡng huyết, ích tâm tỳ nhưng tính lại có tính ấm, gây nóng, dễ khiến âm hư, nội nhiệt, đờm hỏa. Những tháng đầu khi thụ thai, âm huyết trong cơ thể người phụ nữ đều tụ lại tử cung để nuôi thai, khiến cơ thể bị âm hư, thể chất khô nóng, bốc hỏa. Lúc này, nếu tiêu thụ thêm quả nhãn sẽ khiến tình trạng nóng trong (nội nhiệt) thêm trầm trọng, khí huyết mất cân bằng, nôn mửa.

Trong những tháng mang bầu tiếp theo, khi thai nhi đã ổn định hơn, bà bầu có thể ăn nhãn, tuy nhiên, không ăn nhiều.

ba bau an nhan co tot khong

Bà bầu ăn nhãn có tốt không? Phụ nữ mang thai ăn nhãn được không?

2. Bà bầu ăn long nhãn nhục được không?

Quả nhãn tươi sau khi bóc vỏ, phơi hoặc sấy khô sẽ thu được thành phẩm là long nhãn/nhãn nhục. Phần thịt nhãn này được sử dụng như một loại thuốc bổ trong y học cổ truyền Trung Quốc có tác dụng dưỡng huyết, an thần, bồi bổ ngũ tạng, tăng cường tân dịch,…Tuy nhiên, long nhãn lại có tính ấm nên không phù hợp với những người mắc chứng cao huyết áp, tiểu đường, có đờm hỏa trong người.

Đối với khi phụ nữ mang thai thì phần lớn trong người xuất hiện âm hỏa hư, thường xuyên mắc chứng tiểu tiện đỏ xẻn, táo bón, rêu lưỡi khô vàng, họng đắng rát. Lúc này, thai phụ cần phải sử dụng những thực phẩm có tính mát để từ âm thanh nhiệt và an thai, dưỡng huyết. Trong 3 tháng đầu tiên của thời kỳ mang thai, nếu sử dụng nhãn tươi và long nhãn khô chẳng những không có tác dụng bồi bổ cơ thể mà ngược lại còn làm tăng nguy cơ nóng trong, gây ra chứng đau bụng dưới, động thai, thậm chí có thể gây ra tình trạng làm tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai. Nếu quá thèm, muốn ăn, thi thoảng bà bầu ăn – 5 viên nhãn nhục sẽ không gây ra vấn đề gì.

Tuy nhiên, đối với sản phụ sau khi đã sinh con thì sử dụng các món ăn từ long nhãn thì lại rất tốt trong việc bổ sung máu, phục hồi cơ thể. (Chi tiết công dụng, lợi ích của long nhãn, mời bạn tham khảo trong bài chia sẻ tác dụng của nhãn nhục của Mai’Store).

Mang thai 3 tháng ăn nhãn nhục được không-2

3 tháng đầu ăn nhãn được không? Có bầu ăn nhãn nhục được không?

3. Hướng dẫn cách ăn nhãn tốt cho sức khỏe bà bầu

Tuy nhiên, nói như vậy không phải là bạn không được sử dụng nhãn nhục trong quá trình mang thai. Để bổ sung nguồn dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai, bạn có thể tham khảo sử dụng một vài món ăn ngon từ nhãn nhục như sau:

* Cháo hạt sen nhãn nhục an thai

  • Nhãn nhục (15g), hạt sen Hưng Yên (20g), táo đỏ (15g), gạo nếp (50g), gia vị
  • Cho các hạt sen, gạo nếp vào nồi, nấu thành cháo. Tiếp đó cho nhãn nhục, táo đỏ vào nồi, thêm gia vị rồi sử dụng

* Nấu chè đậu đỏ hạt sen bổ dưỡng cho cơ thể

  • Nguyên liệu: Hạt sen Hưng Yên (30g), đường phèn (30g), đậu đỏ (30g)
  • Ninh nhừ hạt sen, đậu đỏ, cho đường phèn vào và thưởng thức

* Chè nhãn nhục táo đỏ

  • Nhãn nhục (100g), táo đỏ (50g), đường phèn (50g), hạt sen Hưng Yên (100g)
  • Ninh nhừ hạt sen, sau đó thêm táo đỏ, nhãn nhục và đường phèn vào nồi, chờ đường tan hết thì tắt bếp. Thưởng thức khi còn ấm

Ngoài các món ăn ở trên, phụ nữ mang thai có thể tham khảo thêm một số công thức nấu ăn với long nhãn nhục để bồi bổ cơ thể khác như:

– Nước nhãn nhục táo đỏ kỷ tử

– Canh long nhãn

– Chim cút tiềm long nhãn, gà hầm long nhãn lá ngải

– Chè hạt sen nhãn nhục nha đam, chè nhãn nhục đậu xanh….

Mang thai 3 tháng ăn nhãn nhục được không-3

Gợi ý các món ăn ngon với nhãn nhục tốt cho bà bầu tháng thứ 4 -6

4. Những lưu ý cho bà bầu khi ăn nhãn

– Phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu không nên ăn nhãn. Ở những tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, phụ nữ mang thai có thể ăn nhãn hoặc dùng nhãn nhục nấu canh để bồi bổ khí huyết, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu. Tuy nhiên, chỉ nên dùng với số lượng hạn chế, sau khi ăn nên uống nhiều nước để tránh bị nóng bụng.

– Phụ nữ mang thai sau khi ăn nhãn gặp các biểu hiện như đau bụng, nổi mẩn đỏ cần phải đi thăm khám để được các bác sỹ tư vấn, điều trị.

– Nhãn là loại quả có tính nóng. Trẻ em , người già ăn quá nhiều thịt nhãn cũng rất dễ gây viêm amidan, viêm họng, táo bón và tiểu đường. Lượng nhãn nhụv nên sử dụng mỗi ngày là tối thiểu 40g và tối đa 60g

– Sau khi sấy khô, nhãn nhục có vị ngọt và hàm lượng đường cao. Phụ nữ mang thai có lượng đường trong máu cao không nên sử dụng, dễ gây tiểu đường thai kỳ.

Trong giai đoạn đầu của quá trình mang thai, nhiều chị em hay bị nghén và thèm ăn nhãn nhục. Theo chia sẻ của một chị khách hàng quen thuộc tại cửa hàng bà Mai, chị thèm ăn nhãn nhục, mua 0.5kg nhãn nhục của cửa hàng chúng tôi về nhà, chị để trong ngăn mát tủ lạnh và ăn hết trong vòng 3 ngày. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà tác động của nhãn nhục đến cơ thể là khác nhau, ví dụ với chị khách hàng này, ăn nhãn nhục với liều lượng lớn tuy nhiên cơ thể của chị gặp bất cứ ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyên khách hàng của mình rằng không nên sử dụng theo cách này. Hãy chú ý đến liều lượng sử dụng nhãn trong ngày để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mình..

Kết luận: Trên đây là toàn bộ đáp án cho câu hỏi bà bầu ăn nhãn được không? Ăn nhiều có tốt không? Có thể thấy, với nhiều dưỡng chất quý, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể sử dụng nhãn nhục để bổ sung dinh dưỡng cho mình và em bé. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc liều lượng sử dụng nhãn nhục cho hợp lý. Nếu sử dụng nhãn nhục để pha trà an thần, không nên sử dụng quá 2 tách trà 1 ngày. Với các món chè, cháo an thai, chỉ sử dụng 2 lần/tuần.