hat vai co tac dung gi

Hạt vải có tác dụng gì? Hạt vải ngâm rượu có tốt không?

Là loại đặc sản nổi tiếng của Bắc Giang, Hải Dương, vải sấy còn là món ăn ngon, được nhiều người yêu thích. Bên cạnh việc thưởng thức cùi vải ngọt lành, mọng nước, người ta còn sử dụng hạt vải để làm dược liệu chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Vậy cụ thể hạt vải có tác dụng gì? Hạt vải ngâm rượu có tốt không

Bên cạnh cùi vải, vỏ và hạt của quả vải còn được sử dụng để chữa nhiều bệnh cho con người. Mặc dù không thể ăn trực tiếp được nhưng hạt vải sau khi sử dụng được gom lại, rửa sạch với nước muối, phơi khô rồi nghiền thành bột, pha trà lấy nước uống để phòng và chữa nhiều bệnh cho cơ thể.

cong dung cua hat vai thieu kho

Hạt vải chín phơi khô là vị thuốc quý trong đông y, có mùi hăng, giúp giảm đau, tán khí, chữa bệnh tiểu đường, đau dạ dày hiệu quả


1. Tổng quan thông tin về hạt vải

Hạt vải khô là hạt trưởng thành bên trong quả vải thiều, một loại trái cây phổ biến tại Việt Nam. Hạt vải thường có hình bầu dục, hơi dẹt, dài 1,5-2,5cm, đường kính 0,5-1,5cm. Bề mặt hạt màu nâu đến nâu đỏ, hơi bóng, có rãnh không đều và nếp nhăn nhỏ, một đầu cụt, có hình gần tròn màu vàng nâu, đường kính 5-7mm. Kết hạt vải khá cứng, vỏ mỏng, sau khi tách sẽ thấy 2 lá mầm dày bên trong hạt.

Sau khi thu hái, lấy cùi, hạt vải được gom lại, phơi khô rồi nghiền hoặc sử dụng làm trà để xua tan sự trì trệ, chống cảm lạnh, giảm đau dạ dày, tăng cường sinh lực cho cơ thể.

Đặc điểm của hạt vải khô:

  • Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, chát, tính ấm
  • Bộ phận tác dụng: Gan, thận, lá lách

hat vai ngam ruou

Hình ảnh hạt vải khô, hạt vải khô ngâm rượu chữa bệnh

2. Hạt vải có tác dụng gì?

2.1. Công dụng của hạt vải theo y học hiện đại

Trên thực tế, thành phần của hạt vải thường xuất hiện trong nhiều công thức để điều trị đau bụng, tiểu đường, đau tinh hoàn và các loại đau khác nhau. Các nghiên cứu dược lý hiện đại đã chỉ ra rằng hạt của quả vải khô có thể làm giảm lipid, giảm lượng glucose trong máu, ngăn ngừa kết tập tiểu cầu và hơn thế nữa.

Các hoạt động dược lý hiện đại của hạt vải:

– α-methylene cyclopropylglycine chứa trong hạt vải có tác dụng hạ đường huyết và giảm lượng glycogen ở gan khi tiêm cho chuột. Đây cũng là lý do mà hạt vải được sử dụng để trị bệnh mắc thái đường và làm giảm nguyên nhân gây biến chứng thận do bệnh đái tháo đường gây ra.

– Chiết xuất hạt vải ngâm rượu hoặc và dầu hạt vải có thể điều chỉnh lipid và chống lại quá trình oxy hóa, giảm cholesterol toàn phần, chống lại tác hại của các gốc tự do trong cơ thể.

– Dịch chiết từ nước của nó có tác dụng ức chế kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B, phòng ngừa hình thành sỏi mật, điều trị một số bệnh về dạ dày

 hat vai kho

Hạt vải ngâm rượu? Công dụng của hạt vải thiều khô?

2.2. Tác dụng của hạt vải trong y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền, hạt vải là loại thảo dược có tính ấm, nằm trong nhóm “điều hòa khí”. Các loại thảo mộc trong danh mục này thường được sử dụng để điều trị một tình trạng bệnh được gọi là “Khí trệ” (khí bị tắc nghẽn trong cơ quan của cơ thể như dạ dày, gan, phổi,…).

Tính ấm trong hạt vải có tác dụng ôn trung, hành khí, sử dụng để chữa các bệnh về thoát vị, đau sưng do ngưng trệ khí trong cơ thể như: tinh hoàn sưng đau, thống kinh, đau bụng sản hậu do huyết ứ, khí trệ. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà bạn có thể sử dụng hạt vải để khôi phục cự cân bằng âm dương trong cơ thể.

Không chỉ vậy, vị đắng và ngọt trong thành phần hạt vải có tác dụng thanh nhiệt, thải độc và đào thải nó qua đường tiểu tiện, đại tiện. Nó cũng có tác dụng làm chậm các phản ứng cấp tính và bổ sung máu, hỗ trợ hoạt động của gan, thận.

Trong khi hạt của quả vải thiều có thể có những lợi ích hạn chế đối với sức khỏe thì quả vải thiều lại được chứng minh có hàm lượng calo thấp, nhiều chất xơ, nhiều vitamin B phức hợp và vitamin C và chứa nhiều khoáng chất như kali. Về lợi ích sức khỏe trực tiếp, vải thiều được sử dụng để chữa ho, đau bụng tiêu chảy và các vấn đề về tuyến. Để hiểu hơn về công dụng của quả vải, bạn có thể tham khảo tại bài viết Ăn vải sấy có tốt không của chúng tôi.

3. Cách sử dụng hạt vải khô

3.1. Cách chế biến hạt vải

– Hạt vải tươi rửa sạch, cắt bỏ phần rốn hạt, gọt bỏ lớp vỏ cứng màu nâu bên ngoài rồi ngâm, rửa sạch với nước muối loãng, phơi khô, chia nhỏ vào các túi nilong để bảo quản và sử dụng dần.

– Ngoài ra, với hạt vải sau khi sơ chế, bạn còn có thể rửa sạch hạt, thái dọc hạt thành những miếng mỏng, phơi hoặc sấy khô rồi bảo quản.

3.2. Cách dùng hạt vải chữa bệnh

Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng hạt này để giảm đau, sưng tinh hoàn, đau bụng kinh và đau bụng sau sinh. Liều lượng khuyến cáo là từ 6 đến 10 gam ở dạng thuốc sắc và từ 1,5 đến 3 gam ở dạng bột hoặc thuốc viên. Cụ thể:

cach su dụng hat vai

Hạt vải có tác dụng gì? Tìm hiểu cách sử dụng hạt vải khô chi tiết

* Cách dùng hạt vải chữa giảm đau

Lấy 5-10g hạt vải rửa sạch, giã nhỏ rồi đun với 500ml nước, chắt lấy nước uống có tác dụng thúc đẩy lưu thông khí huyết, làm giảm các nốt sần do mụn nhọt, tán khí, giảm đau.

* Cách dùng hạt vải chữa lạnh bụng, buồn nôn

Hạt vải (5g) và hạt cây thì là (5g) đem đun lấy nước uống có tác dụng trị lạnh bụng, đau vùng bìu. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy 6-8 g hạt vải nướng chín, bóc vỏ ngoài rồi ăn ngày 2 lần.

* Cách dùng hạt vải chữa đau bụng kinh hoặc đau bụng sau sinh ở phụ nữ

Đối với chứng đau bụng do kinh nguyệt, đau sau khi sinh, lấy 6-8g hạt vải đốt tồn tính kết hợp cùng 6-8g cây rễ cây cỏ dừa, đun cùng nước muối loãng hoặc nước cơm lấy nước uống.

* Cách dùng hạt vải chữa bệnh tiểu đường

Hạt vải phơi khô, tán thành bột mịn rồi cho vào lọ kín dùng dần. Mỗi lần dùng 10g bột hạt vải pha với nước, uống trước bữa cơm 30 phút, ngày dùng 3 lần. Một liệu trình chữa tiểu đường bằng hạt vải khô thường là 3 tháng.

* Cách dùng hạt vải khô chữa đau dạ dày

Hạt vải sau khi sơ chế, sấy khô thì đem tán thành bột, cất vào trong lọ kín. Mỗi lần dùng 6g bột hạt vải hòa với nước ấm, ngày dùng 3 lần.

* Cách dùng hạt vải chữa bệnh sỏi mật

Lấy 20g hạt vải, 20g hạt quýt, 10g trần bì, 2 trái hồng táo (táo đỏ) đem sắc với 3 bát nước, uống thay trà trong ngày.

4. Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng hạt vải

4.1. Hạt vải ngâm rượu? Ngâm rượu vải cả hạt có tốt không?

Như đã đề cập ở trên, hạt vải là dược liệu có nhiều tác dụng liên quan đến giảm đau, ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng hạt vải để ngâm rượu uống. Tuy nhiên, vị của hạt vải khá đắng, chát, vì thế nó có thể ảnh hưởng đến vị rượu của bạn nếu như bạn dùng cả cùi vải, hạt vải ngâm rượu. (Bạn có thể tham khảo bài viết Vải ngâm rượu có tác dụng gì để hiểu hơn về công dụng, cách ngâm rượu vải khô)

4.2. Hạt vải có ăn được không?

Hạt vải xuất hiện trong các bài thuốc chữa bệnh của y học trung quốc bằng cách nướng, đốt tồn tính nấu với nước uống hoặc tán thành bột pha với nước ấm. vì vậy, hạt vải có thể ăn được. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế số lượng sử dụng theo khuyến cáo của các bác sỹ đông y.

4.3. Hạt vải luộc ăn được không?

Như đã phân tích ở trên, hạt vải có tính ấm, vị ngọt và có vị hơi đắng, chát. Vì thế, khi luộc, hạt vải có thể ăn được nhưng hơi khó ăn.

Lưu ý:

  • Cả y học hiện đại và đông y đều sử dụng hạt vải khô để làm thuốc chữa bệnh cho con người. Tuy nhiên, để có thể sử dụng hạt vải chữa bệnh bạn cần phải cân nhắc sử dụng với liều lượng hợp lý thì mới có thể đem lại lợi ích và tránh được những tác hại không mong muốn do tác dụng nhiệt của hạt vải gây ra (Tính nhiệt của hạt vải còn cao hơn cả cùi vải).
  • Những thông tin về công dụng chữa bệnh cuả hạt vải ở trên chỉ mang tính tham khảo. Chi tiết lời khuyên về cách sử dụng hạt vải để chữa, điều trị bệnh cần được tham khảo ý kiến của bác sỹ đông y trước khi sử dụng.

Trên đây, Mai’Store giúp bạn trả lời câu hỏi hạt vải có tác dụng gì? Cách sử dụng hạt vải ngâm rượu, chữa bệnh cho con người. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn, giúp bạn tìm được mẹo sử dụng hạt vải đúng cách.