an vai kho co nong khong

Ăn vải sấy có tốt không? Có nóng không?

Vải sấy khô là vị thuốc bổ, thường được sử dụng để bồi bổ tâm thận, dưỡng huyết, chữa các bệnh thiếu máu ở phụ nữ. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, vải sấy khô cũng gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe. Vậy vải thiều sấy khô có tác dụng gì? Ăn vải sấy có tốt không? Thắc mắc của bạn đọc sẽ được Mai’Store giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Vải thiều sấy khô thu hoạch vào khoảng tháng 6 dương lịch và là đặc sản nổi tiếng của các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương. Trong thành phần của vải sấy có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các loại dinh dưỡng thực vật, được chứng minh là rất tốt cho sức khỏe con người. Ngoài các lợi ích về sức khỏe, vải sấy khô cũng giúp làm đẹp da, bồi bổ khí huyết và chống oxi hóa cơ thể.

Mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng quá nhiều, vải khô cũng mang đến những tác dụng phụ không mong muốn. Thông tin về tác dụng của vải sấy và cách sử dụng tốt cho sức khỏe sẽ được Mai’Store chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Vải sấy khô có tác dụng gì

Vải sấy khô có tác dụng gì? Ăn nhiều có tốt không? Có bị nóng không?


1. Vải sấy khô là gì?

Vải khô là sản phẩm được tạo thành từ quá trình sấy khô quả vải tươi. Sau khi sấy khô, kích thước quả vải không thay đổi, phần vỏ và thịt của quả vải sẽ chuyển từ màu đỏ tươi sang màu nâu sẫm hoặc màu đen, thịt vải co lại và có mùi thơm đặc trưng của trái vải.

Quy trình các bước làm vải phơi khô, sấy vải khô bằng lò nướng, máy sấy, nồi chiên không dầu đã được chúng tôi chia sẻ, bạn đọc có thể tìm hiểu nội dung bài cách làm vải thiều sấy khô để nắm được cách thực hiện.

Ăn vải sấy khô có tốt không

Hình ảnh trái vải sau khi sấy khô

2. Ăn vải sấy khô có tác dụng gì?

Thành phần của vải sấy khô có chứa vitamin, chất xơ và chất chống oxi hóa, rất tốt cho cơ thể.

2.1. Làm giảm oxi hóa cơ thể

Flavonoid – hợp chất chống oxy hóa được tìm thấy trong một số loại trái cây và rau quả, thảo mộc và gia vị – được biết đến với vai trò như một hoạt chất giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính như bệnh tim và ung thư.

Quả vải khô có chứa quercetin, flavonoid, vitamin C, những chất chống oxy hóa mạnh mẽ với các đặc tính kháng viêm, giảm đau, chống ung thư và nhiều hơn nữa

2.2. Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Các flavonoid, chất xơ và chất chống oxi hóa trong vải khô có thể giúp hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả

2.3. Điều hòa máu

Các dưỡng chất trong trái vải khô, bao gồm magie, đồng, sắt, vitamin C, mangan và folate được khoa học chứng minh là rất tốt cho việc lưu thông và hình thành tế bào máu

ăn vải khô có nóng không

Quả vải khô có tác dụng gì? Chi tiết công dụng bổ sung máu của vải khô

2.4. Chống viêm

Chiết xuất trái cây vải thiều giàu Flavanol (FRLFE), chủ yếu có nguồn gốc từ quả vải, có lợi ích chống viêm mạnh.

FRLFE đã được tìm thấy để ngăn chặn viêm và tổn thương mô do đào tạo tập thể dục cường độ cao

2.5. Làm ổn định nhịp tim, duy trì huyết áp

Nguồn kali dồi dào trong quả vải khô giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể sẽ giúp hỗ trợ trong các chức năng trao đổi chất và tăng huyết áp. Kali hoạt động như một thuốc giãn mạch giúp làm giảm co thắt động mạch và mạch máu. Nó cũng làm giảm sự căng thẳng trên hệ thống tim mạch (quả vải khô chứa hàm lượng kali gấp ba lần so với quả vải tươi)

2.6. Kháng virut

Nghiên cứu cho thấy rằng quả vải khô có chứa proanthocyanidins (hoạt chất cung cấp các đặc tính kháng virus). Quả vải khô cũng có Litchitannin A2 giúp ngăn chặn sự phát triển của virus như viruts cúm, virus cảm,…

Ngoài những tác dụng kể trên, đông y Trung Quốc còn cho rằng, vải khô khi kết hợp với rượu trắng còn là vị thuốc có tác dụng làm giảm sưng tinh hoàn, chữa yếu sinh lý ở nam giới rất hiệu quả.  Bấm xem thêm bài vải khô ngâm rượu có tác dụng gì nếu các bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về tác dụng chữa bệnh của rượu vải và cách dùng tốt cho sức khỏe.

3. Ăn vải khô có nóng không?

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, trái vải khô là vị thuốc có tính nóng. Nếu tiêu thụ nhiều vải sấy khô trong một thời gian sẽ gây ra các biểu hiện xấu như mụn nhọt, chảy mái mũi, đau họng, đau miệng,…

* Bài thuốc chữa bệnh từ quả vải khô

Chỉ định lao bạch huyết cổ tử cung: lấy 50 gam quả vải khô, 15 gam tảo biển, rượu gạo lượng vừa đủ, đun cách thủy, uống 1 lần trong ngày, không hạn chế liệu trình.

Chỉ định đối với lao bạch huyết và nhọt: Lấy 5-7 quả vải khô, 15g tảo bẹ, thêm rượu gạo lượng vừa đủ, sắc lấy nước.

Chữa nấc: Lấy 500 gam quả vải, đốt cháy cả vỏ, nghiền thành bột, uống với nước ấm.

Chữa chứng khí hư, lạnh bụng ở phụ nữ: lấy 5 miếng thịt quả vải , đun với 1 chén nhỏ rượu, uống vài lần là có hiệu quả.

Chủ trị tỳ hư tiêu chảy:

+ Cách 1: Lấy 15 gam thịt quả vải khô, 3-5 quả táo tàu, sắc lấy nước uống thường xuyên.

+ Cách 2: Lấy 15 gam cùi vải khô , đậu lăng 30 gam, sắc lấy nước, ngày 1 lần.

* Bài thuốc chữa bệnh từ quả vải khô

– Chỉ định lao bạch huyết cổ tử cung: lấy 50 gam quả vải khô, 15 gam tảo biển, rượu gạo lượng vừa đủ, đun cách thủy, uống 1 lần trong ngày, không hạn chế liệu trình.

– Chỉ định đối với lao bạch huyết và nhọt: Lấy 5-7 quả vải khô, 15g tảo bẹ, thêm rượu gạo lượng vừa đủ, sắc lấy nước.

– Chữa nấc: Lấy 500 gam quả vải, đốt cháy cả vỏ, nghiền thành bột, uống với nước ấm.

– Chữa chứng khí hư, lạnh bụng ở phụ nữ: lấy 5 miếng thịt quả vải , đun với 1 chén nhỏ rượu, uống vài lần là có hiệu quả.

– Chủ trị tỳ hư tiêu chảy: lấy 5 quả vải khô, một nắm gạo tẻ, hoặc thêm khoai mỡ, hạt sen, nấu cháo ăn.

+ Cách 1: Lấy 15 gam thịt quả vải khô, 3-5 quả táo tàu, sắc lấy nước uống thường xuyên.

+ Cách 2: Lấy 15 gam cùi vải khô , đậu lăng 30 gam, sắc lấy nước, ngày 1 lần.

Đối với người già tỳ hư do tiêu chảy: lấy 5 quả vải khô, một nắm gạo tẻ, hoặc thêm khoai mỡ, hạt sen, nấu cháo ăn.

Phụ nữ thiếu máu, suy nhược: Dùng 7 phần cùi vải khô , 7 quả táo tàu, sắc lấy nước, uống 1 lần trong ngày.

Trị băng huyết: Vỏ quả vải khô lấy đốt thành tro, nghiền thành bột, mỗi lần uống 6 gam, uống khi đói.

Chỉ định chữa đái dầm ở trẻ em: mỗi ngày cho trẻ ăn khoảng 10 miếng vải khô.

Phụ nữ thiếu máu, suy nhược: Dùng 7 phần cùi vải khô , 7 quả táo tàu, sắc lấy nước, uống 1 lần trong ngày.

Trị băng huyết: Vỏ quả vải khô lấy đốt thành tro, nghiền thành bột, mỗi lần uống 6 gam, uống khi đói.

Chỉ định chữa đái dầm ở trẻ em: mỗi ngày cho trẻ ăn khoảng 10 miếng vải khô.

ăn vải sấy có nóng không

Vải sấy khô là sản phẩm có tính nóng, chính vì thế để có sức khỏe tốt, hãy tiêu thụ vải khô với một số lượng phù hợp

4. Ăn vải khô có béo không?

Vải khô có thể giúp bạn giảm mỡ trên cơ thể. Theo một nghiên cứu năm 2009 của các nhà khoa học người Anh, chiếc xuất trái vải khô chứa nhiều polyphenol, làm giảm đáng kể mỡ ở vòng bụng, trong nội tạng và toàn cơ thể

Việc tiêu thụ 100g vải khô chỉ cung cấp cho chúng ta 66 calo. Không những thế, thành phần của vải khô chứa nhiều chất xơ, giúp thúc đẩy chuyển hóa protein, chất béo trong đường ruột, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta có thể sử dụng vải sấy khô một cách tùy ý. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều vải khô trong ngày (vượt quá lượng calo tiêu chuẩn trong ngày) thì cũng sẽ khiến bạn tăng cân như bình thường

Để nắm được chi tiết hàm lượng dinh dưỡng trong vải sấy khô và điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày cho phù hợp, bạn đọc có thể đọc thêm nội dung bài Vải khô bao nhiêu calo của Mai’Store

5. Những điều cần lưu ý khi ăn vải sấy khô

Vải sấy khô rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số đối tượng sau nên hạn chế ăn vải khô:

– Người bình thường chỉ nên dùng 5 – 10 quả vải khô 1 ngày. Phụ nữ mang thai, trẻ em, người già chỉ nên dùng 3-4 trái vải khô. Sử dụng vải sấy khô quá nhiều trong ngày sẽ dẫn đến việc hạ đường huyết, co giật và bất tỉnh

– Không nên ăn quá nhiều trái vải sấy khô cùng 1 lúc vì có thể gây bõng lưỡi, sinh nhiệt, ngộ độc vải, dễ gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.

– Ăn cùi vải khô sẽ tốt hơn việc dùng vải khô nấu nước vì nước thường thiếu chất xơ và chứa nhiều đường, năng lượng hơn trái vải khô.

– Những người dễ bị dị ứng không nên ăn nhiều vải khô. Việc ăn quá nhiều vải khô trong trường hợp này sẽ dễ gây rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, dễ gây ra các triệu chứng dị ứng như tiêu chảy, nhức đầu, nổi mẩn đỏ trên da, khó thở, buồn nôn, chóng mặt,…

– Người bị sốt, cơ thể nổi nhiều mụn nhọt không nên ăn nhiều vải sấy khô. Bởi vải khô có tính nóng, những người nóng trong người sử dụng sẽ khiến cơ thể bị nóng, nhiệt miệng, gây cảm giác khó chịu. Ngoài ra, lượng đường cao trong vải thiều khi vào cơ thể có thể còn gây ra các tình trạng phát ban, nổi mụn nhọt hoặc các phản ứng tiêu cực như tiêu chảy, ốm yếu, tê bì chân tay,…

– Phụ nữ trước và trong kỳ kinh nguyệt, những người mắc bệnh dễ cảm, người mắc các bệnh có đờm, thủy đậu, lẹo mắt… cũng nên hạn chế ăn vải thiều sấy khô.

– Ngừng sử dụng vải sấy khô hai tuần trước khi phẫu thuật

– Việc tiêu thụ trái vải sấy bị nấm, mốc có thể gây ảnh hưởng đến đường ruột với các biểu hiện như tiêu chảy, đau bụng

– Bạn có thể sử dụng trực tiếp trái vải khô hoặc thêm nó vào trà, các món hầm, món chè hoặc các món tráng miệng của gia đình mình

6. Câu hỏi thường gặp khi sử dụng vải thiều sấy khô

6.1. Vải khô có tốt cho bệnh tiểu đường không?

Vải sấy khô là sản phẩm có chứa lượng đường glucoza cao. Việc tiêu thụ quá nhiều trái vải sấy khô trong một thời gian có thể khiến cơ thể hấp thụ một lượng đường lớn, vượt quá khả năng chuyển hóa và hấp thụ của gan. Khi lượng lucose tăng đột biến sẽ làm tăng nhanh lượng đường trong máu,  làm tình trạng của những người mắc chứng tiểu đường thêm trầm trọng.

Ăn vải sấy có béo không

Để được an toàn, các bác sỹ đông y, tây y đều khuyên người bệnh tiểu đường chỉ nên sử dụng tối đa 6-7 trái vải sấy khô một ngày

6.2. Đang mang thai ăn vải khô được không?

Vải sấy khô là sản phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, làm bổ máu, ổn định huyết áp, giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể,… Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, thân nhiệt người phụ nữ thường bị nóng, nếu ăn nhiều trái vải sấy sẽ làm tính nóng được tăng cường, gây ra các biến chứng như tăng đường huyết, tiểu đường thai kỷ, xuất huyết, tăng nhiệt bên trong. Trong một vài trường hợp xấu có thể dẫn đến thai chết lưu nên rất nguy hiểm

Chính vì lý do này, phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên tránh hoặc hạn chế ăn vải sấy khô. Nếu muốn sử dụng, tốt nhất hãy liên hệ với bác sỹ điều trị của mình để được tư vấn

Ăn trái vải khô có mập không

Nếu băn khoăn không biết vải khô làm món gì ngon thì bài chia sẻ các món ăn từ vải khô của Mai’Store sẽ giúp bạn tìm được nhiều mẹo dùng vải khô hữu ích. Rất nhiều mẹo nấu ăn, nấu nước uống giải nhiệt, tốt cho sức khỏe từ vải khô đều được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ.

Đáp án của câu hỏi vải thiều sấy khô có tác dụng gì? ăn vải khô có nóng không? đã được Mai’Store chia sẻ chi tiết tới bạn đọc. Vải khô là sản phẩm rất tốt cho sức khỏe con người khi sử dụng với số lượng phù hợp. Bạn đọc hãy đọc, tham khảo để cân đối, biết cách sử dụng vải sấy khô an toàn, phù hợp với thể trạng sức khỏe cá nhân.

Nguồn tham khảo: