cach lam vai say kho

Cách làm vải thiều sấy khô tại nhà

Vải thiều mọng nước, ngon ngọt, là thứ quả được nhiều người yêu thích trong mùa hè. Nhân mùa vải chín rộ, Mai’Store bật mí 3 cách làm vải sấy khô đơn giản, dễ thực bằng lò sấy, nồi chiên không dầu và phơi nắng,…,, mang đến giải pháp để bạn tự làm vải sấy sạch thơm ngon, bổ dưỡng ngay tại nhà của mình.

Vải khô là thành phẩm sau khi làm khô tự nhiên trái vải tươi. Sau khi sấy khô, quả vải vẫn giữ nguyên được kích thước và phẩm chất ban đầu, tuy nhiên, phần thịt của sẽ bị co lại và chuyển sang màu vàng nâu.

Hiện nay có nhiều hơn 3 cách để làm vải sấy khô. Sự khác nhau của các công nghệ sấy phụ thuộc vào công cụ và lượng vải tươi trong 1 lần sấy. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, Mai’Store sẽ giới thiệu cho bạn chi tiết cách làm vải sấy bằng lò vi sóng và làm vải phơi nắng. Đây được chứng minh là những cách sấy vải hiệu quả, phù hợp với các hộ gia đình sấy vải với số lượng nhỏ để sử dụng. Cùng tìm hiểu nhé!


1. Chuẩn bị nguyên liệu

Lựa chọn quả vải thiều Bắc Giang, quả đều, vỏ mỏng, mọng nước, hạt nhỏ. Để tạo sự đồng đều về chất lượng thành phẩm, tốt nhất nên lựa chọn những quả vải chín tới, kích thước quả không quá to cũng không quả nhỏ. Loại bỏ những quả vải đã bị côn trùng cắn

Lưu ý: Trung bình, cứ 10kg vải tươi sau khi sấy khô sẽ cho ra 4- 4.5kg vải khô thành phẩm. Tùy thuộc vào lượng vải sấy bạn mong muốn sở hữu để cân nhắc được lượng vải tươi cần thiết sử dụng

Dụng cụ: kéo, chậu rửa, rổ đựng, lò sấy điện, lò vi sóng nếu có

Cách làm trái vải khô

Lựa chọn trái vải thiều Bắc Giang để làm vải sấy khô

2. Sơ chế vải tươi

  • Dùng dao cắt vải ra khỏi chùm, cắt cách cuống khoảng 0.5cm
  • Rửa sạch vải, ngâm quả trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra, rửa sạch lại với nước rồi để ráo
  • Để lưu giữ được hương vị của quả vải tươi ban đầu, trước khi bắt đầu làm vải sấy, tốt nhất nên luộc qua quả vải trong nước sôi khoảng 5 phút, để ráo nước rồi mới xếp khay và cho vào lò sấy
Vải tươi sau khi sơ chế còn được sử dụng để làm nước nhãn ngâm đường. Đây là loại nước có hàm lượng dinh dưỡng cao, thường được sử dụng để pha chế đồ uống, nấu chè, làm món tráng miệng,…, vô cùng tiện dụng. Bấm xem thêm bài viết này để tìm hiểu trình tự, cách làm vải ngâm đường tại nhà thơm ngon, bổ dưỡng.

Cách làm vải sấy tại nhà

Vải tươi sau khi sơ chế sẽ được dàn đều lên khay, sàng cho ráo nước

3. Cách làm vải sấy khô

3.1. Cách làm vải khô phơi nắng

Đây là cách làm vải sấy khô theo phương pháp thủ công. Theo đó, trái vải tươi sau khi sơ chế sẽ được dàn đều lên các bề mặt phẳng như mẹt, mâm,…,và đem ra phơi nắng trực tiếp. Sau khoảng 10 ngày phơi khô liên tục, vỏ quả khô, cùi vải bắt đầu co lại, chuyển sang màu nâu sẫm. Kiểm tra trái vải khô, nếu thấy các đặc điểm như trên thì để khoảng 1 tiếng cho trái vải nguội rồi bảo quản trong túi nilong kín để dùng dần.

Cách phơi quả vải khô

Hình ảnh vải phơi khô, cách làm vải phơi nắng thủ công tại nhà

Lưu ý

  • Việc làm vải thiều phơi khô theo cách thủ công sẽ giúp trái vải có hương vị và màu sắc tự nhiên nhất.
  • Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, trái vải tươi được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời có màu sắc, hương vị tốt hơn hẳn so với trái vải được sấy trong lò sấy
  • Trong quá trình phơi, cần chú ý phơi trái vải ở nơi nắng to, phơi và đảo liên tục trong nhiều ngày để trái vải được khô đều. Vào những ngày nhiều mây, nhiều mưa, nên bỏ trái vải vào lò sấy để trái vải không bị thối, mốc bên trong.

3.2. Cách sấy vải bằng nồi chiên không dầu, lò nướng, lò vi sóng

Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, nồi chiên không dầu, lò sấy, lò vi sóng ra đời như một giải pháp để tiết kiệm thời gian, công sức chế biến thực phẩm của con người. Theo đó, con người hoàn toàn có thể sử dụng các thiết bị này để sấy vải khô tại nhà.

cach lam vai kho

Các bước thực hiện:

* Giai đoạn 1: Bắt đầu quá trình làm khô

Bật lò sấy ở mức nhiệt 55 độ C và cho vải vào lò sấy. Ở nhiệt độ này, vỏ vải sẽ được làm khô từ từ và không bị nứt, độ ẩm có thể được kiểm soát ở 60%. Thời gian sấy vải ở giai đoạn này là 4h.

* Giai đoạn 2: Sấy khô cơ bản.

Khi vỏ vải đã được làm khô cơ bản, bạn có thể tăng lò sấy lên mức nhiệt ở mức 65 độ C và giữ độ ẩm ở mức 30%. Tiếp tục sấy khô vải khoảng 8 giờ

Ở giai đoạn này, cứ khoảng 2h bạn lại lấy khay vải ra ngoài, đảo đều để vải khô đều, không bị cháy, đắng

* Giai đoạn 3: Giai đoạn làm mát:

Vải sau khi lấy ra khỏi lò để nguyên trên khay, làm mát khoảng 5-6h. Việc này sẽ giúp hơi ẩm bên trong cùi vải thấm ra bên vỏ, giúp vỏ quả ẩm và không bị nứt vỏ khi tiếp tục sấy khô sau này.

* Giai đoạn làm khô muộn

Nâng mức nhiệt trong lò sấy lên 65 độ C, tiếp tục sấy từ 8-10 giờ cho đến khi trái vải khô hoàn toàn. Sau khi sấy khô, kiểm tra nếu thấy cùi vải đã khô, co lại, độ ẩm trong trái vải <20% thì lấy khay vải ra ngoài, để nguội và bảo quản trong túi, hộp đựng kín.

Việc sử dụng máy sấy, lò vi sóng để sấy vải sẽ giúp rút ngắn thời gian sấy, nâng cao hiệu quả và công suất sấy, giữ gìn được trọn vẹn hương vị và màu sắc của trái vải

Trái vải sau khi sấy khô thường được sử dụng để ăn vặt, nấu chè, ngâm rượu thuốc. Rượu ngâm từ trái vải có tác dụng bổ thận, dưỡng tâm, tăng cường sức khỏe sinh lý của đàn ông. Bạn có thể theo dõi chi tiết về tác dụng, cách ngâm rượu vải khô ở bài viết vải khô ngâm rượu có tác dụng gì của Mai’Store.

Lưu ý

  • Để lưu giữ lại những hương vị tốt nhất của trái vải, quá trình sấy vải nên bắt đầu càng sớm càng tốt (trong vòng từ 1-2h) sau khi chọn vải
  • Trong quá trình sấy vải trong máy sấy, chúng ta cần phải thật cẩn thận trong việc cài đặt thời gian và nhiệt độ sấy. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra nếu chúng ta cài đặt sai:

1. Tốc độ co của da và thịt quả vải không cân bằng với nhau do cài đặt sấy với nhiệt độ lớn khi bắt đầu sấy.

 Giải pháp: Chúng ta nên điều chỉnh nhiệt độ sấy thấp hơn trong 6 đến 12 giờ đầu tiên

2. Vỏ quả vải bị vỡ do nhiệt độ cao, phần vỏ da tự khô và co lại quá nhanh.

 Giải pháp: Trước khi sấy vải, nên phơi trái vải trong bóng dâm khoảng 2h để vỏ quả vải co lại, khi sấy sẽ không bị nứt, vỡ. Thêm nữa, trong quá trình sấy, nên bắt đầu với nhiệt độ vừa phải, khoảng 80 độ để vỏ quả co lại một cách từ từ

4. Cách bảo quản vải thiều sấy khô

  • Sau khi phơi nắng, sấy khô trái vải trong lò, chúng ta kiểm tra lại chất lượng của trái vải và chờ khoảng 20 phút cho vỏ trái được nguội thì bảo quản trong túi nilong hoặc lọ kín. (Tuyệt đối không được cho trái vải vào túi khi trái vải chưa nguội hẳn. Việc làm này sẽ khiến trái vải bị hấp hơi, ảnh hưởng đến việc bảo quản và chất lượng của quả vải sau này
  • Nên chia nhỏ vải sấy trong các túi/ hộp để thuận tiện cho việc sử dụng

Cách làm vải thiều sấy khô tại nhà

Vải sấy khô là một loại đặc sản của tỉnh Bắc Giang. Hương vị của vải sấy Bắc Giang có thể đem so sánh với nhãn sấy Hưng Yên , thứ kẹo ngọt quê hương. Tuy nhiên, vị ngọt và hương thơm của 2 loại này cũng có phần khác biệt một cách rõ rệt

5. Câu hỏi liên quan khi làm vải sấy khô

5.1. Mấy kg vải tươi được 1kg vải khô?

Thông thường, để sấy khô được 1kg vải khô, chúng ta cần 3,5 – 4kg vải tươi

5.2. Cách làm mứt vải

Ngoài cách sấy khô vải, bạn cũng có thể sử dụng vải tươi để làm trà vải, mứt vải, nước vải ngâm đường
Chi tiết thông tin về cách làm vải ngâm đường và những lưu ý khi bảo quản đã được Mai’Store chia sẻ, mời bạn click vào link bài viết để tìm hiểu thêm.

Trên đây là bài viết chia sẻ chi tiết cách làm vải sấy khô theo cách thủ công (phơi nắng) và cách hiện đại (bằng lò sấy, lò nướng, nồi chiên không dầu). Với những chia sẻ ở trên, Mai’Store hy vọng các bạn có thể tìm được phương pháp làm vải sấy khô phù hợp nhất cho mình. Chúc các bạn thành công!