Phụ nữ mang thai uống trà tim sen được không?

Phụ nữ mang thai uống trà tim sen được không?

Theo kinh nghiệm dân gian, khi mất ngủ người ta hay sử dụng trà tâm sen để điều trị. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai thì sản phẩm này có mang lại hiệu quả hay không? Khi sử dụng cần phải lưu ý những vấn đề gì? Cùng cửa hàng bà Mai tìm hiểu câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé

Câu hỏi của chị Xuyên

Hỏi: “Xin chào bác sĩ! Em là Xuyên quê ở Hà Nội, em đang mang thai được 11 tuần. Trong suốt thời kỳ mang thai em thấy người hay mệt mỏi, khó chịu, em không thể ngủ đúng giờ như khi chưa có thai. Mặc dù em đã cố gắng điều chỉnh giấc ngủ nhưng không được, ngày nào cũng phải 3-4 giờ em mới ngủ được. Người ta chỉ em uống trà tim sen để trị mất ngủ, bác sỹ cho em hỏi là em uống có được không, có ảnh hưởng gì tới em bé hay không, xin bác sỹ cho em lời khuyên. Em xin cảm ơn! ”

Đáp:

Để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần phải làm rõ một vài vấn đề sau:

1. Tâm sen trong y học cổ truyền

Tâm sen là phần mầm xanh bên trong hạt sen khi trưởng thành. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, tâm sen là loại thảo mộc có vị đắng, tính lạnh, được sử dụng để chữa mất ngủ, giúp giảm thiểu các nguy cơ khi mắc bệnh mê sảng, loạn dưỡng, mất ngủ, chóng mặt, tim đập nhanh, phát hỏa về đêm. Liều dùng đề nghị là từ 1,5 đến 3 gram trong nước uống, thuốc sắc hoặc bột.

Trà tim sen có tốt cho bà bầu

Hình ảnh thực tế trà tim sen dạng nguyên chất và dạng bột

2.Tâm sen trong y học hiện đại  

  1. Liensinine trong thành phần của tâm sen có tác dụng làm hạ huyết áp
  2. Demethylcoclaurine hoặc higenamine có vai trò quan trọng trong việc thư giãn cơ trơn.
  3. Trang thông tin Drugs.com khuyến cáo rằng: nam giới, phụ nữ sử dụng trà tâm sen trong thời gian dài có thể khiến cơ thể sản sinh ra chất gây ức chế kích thích tố estrogen, khiến kích thước buồng trứng và ham muốn tình dục bị suy giảm. Những người bệnh đang đang sử dụng thuốc trị tiểu đường, người có hàm lượng cholesterol trong máu cao, nam giới bất lực hoặc gặp các vấn đề về tim và rối loạn tâm thầm thì không nên sử dụng trà tâm sen

Phụ nữ mang thai uống trà tim sen được không-1

Báo cáo khoa học về thành phần và tác động của tim sen đối với sức khỏe

3. Phụ nữ mang thai có nên sử dụng trà tâm sen không?

Với những nghiên cứu ở trên, chúng ta có thể thấy rằng, phụ nữ mang thai có thể sử dụng tâm sen để chữa mất ngủ (liều dùng quy định là từ 1-2g/ngày). Tuy nhiên, thông tin về an toàn và hiệu quả của trà tâm sen trong khi mang thai là còn thiếu. Chính vì thế, trước khi lựa chọn uống trà tim sen để chữa mất ngủ, tốt nhất hãy thảo luận những ưu khuyết điểm của sản phẩm này với bác sỹ điều trị của bạn

bà bầu mất ngủ có nên uống tâm sen không

Để đảm bảo an toàn, trà tâm sen cần được sao vàng trước khi sử dụng

Tâm sen với phụ nữ có thai

Lượng tâm sen sử dụng an toàn cho phụ nữ mang thai là 1-2g/ngày

Trà tim sen với bà bầu

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng trà tim sen với một số thảo dược khác như kỷ tử, cam thảo, nhãn nhục Hưng Yên,…

Những điều thai phụ cần lưu ý khi trước sử dụng tâm sen

  • Trà tâm sen sử dụng phải là trà tâm sen đã được sao vàng hạ thổ
  • Phụ nữ mang thai có thân nhiệt thấp (hư nhiệt), huyết áp thấp, có vấn đề về sức khỏe không nên sử dụng trà tâm sen để chữa mất ngủ. Nếu cố tình sử dụng sẽ khiến thân nhiệt của cơ thể xuống thấp bất thường, gây rối loạn chức năng của các cơ quan.
  • Thành phần diazepam trong tâm sen có thể gây hại nhiều hơn cho cơ thể khi thai phụ lạm dụng sử dụng nó trong thời gian dài. Chính vì thế, khi có ý định mua tâm sen chữa mất ngủ thì đều cần tham khảo ý kiến của bác sỹ điều trị trước khi quyết định sử dụng
  • Môt số phụ nữ có cơ địa nhạy cảm với vị đắng trong trà tâm sen không nên sử dụng sản phẩm này
  • Lượng trà tâm sen tốt nhất sử dụng trong ngày là 1-2 g
  • Ngoài ra, thai phụ cũng nên duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với các thói quen tốt như đi bộ sau bữa ăn tối, tập thể dục,…, để có giấc ngủ tốt nhất

Phụ nữ mang thai uống trà tim sen được không?

Lưu ý: Tất cả các tài liệu trình bày trên trang web này chỉ dành cho mục đích thông tin. Trang web này không yêu cầu bồi thường y tế cho bất kỳ sản phẩm nào được trình bày ở đây. Chúng tôi không chẩn đoán, điều trị hoặc tư vấn y tế và không chịu trách nhiệm trong trường hợp bất kỳ tài liệu nào được hiểu là lời khuyên y tế.

Nguồn: https://longnhanbamai.com/