Ky-thuat-trong-và-cham-soc-nhan-long-hung-yen

Kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn lồng Hưng Yên

Muốn trồng và chăm sóc nhãn đường phèn, nhãn Hương Chi, nhãn T1, T6,… có mã đẹp, phẩm chất tốt, bảo quản được lâu thì khi trồng và chăm sóc nhãn lồng Hưng Yên người nông dân cần chú ý các khâu sau đây.

Kinh nghiệm trồng, canh tác nhãn đã góp phần không nhỏ trong việc quảng bá và giữ gìn thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên. Không chỉ tích lũy những kinh nghiệm trồng nhãn lâu đời của cha ông, ngày nay, người dân Hưng Yên đã liên tục học hỏi, tiếp thu những kỹ thuật khoa học mới để tạo ra những giống nhãn khỏe mạnh, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, quả nhãn đạt tiêu chuẩn cao để phục vụ người tiêu dùng!


1. Chăm sóc trước khi thu hoạch

  • Trước khi nhãn ra hoa: Tưới phân, tỉa cành, triệt lộc đông, khoanh cành, cuốc đất xung quanh gốc, bón phân, tỉa cành để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất
  • Thời điểm nhãn ra hoa: Cắt tỉa hoa, bắt và loại bỏ bọ xít gây hại cho hoa và cành. Thời điểm 1 tuần trước thu hoạch cần tưới nước nuôi cây

2. Chọn thời điểm thu hái nhãn

Để nhãn bảo quản đặc sản nhãn lồng Hưng Yên được lâu thì nhãn cần phải được thu hái đúng thời điểm: cùi nhãn khô, róc hạt,  nước ngọt và không dính màng. Không nên để nhãn quá nước vì như thế cùi nhãn sẽ bị đội đầu, nước bị nhạt và độ tươi ngon sẽ bị giảm, phẩm chất của quả nhãn cũng sẽ bị giảm

Khi hái, chúng ta lên dùng kìm bấm vào cành nhãn (cách 2cm) để tránh làm tổn thương cành.

Hiện nay, người dân Hưng Yên trồng, canh tác khoảng 10 loại nhãn khác nhau, bao gồm nhãn đường phèn, nhãn Hương Chi (nhãn cổ tiến vua), nhãn Miền Thiết, nhãn T1, T6 (giống nhãn mới),… Tuy vậy, mỗi loại nhãn lại cho thu hoạch vào các thời điểm khác nhau. Thông tin chi tiết, bạn đọc có thể tham khảo trong nội dung bài mùa nhãn vào tháng mấy của Mai’Store để tìm câu trả lời.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn lồng Hưng Yên
3. Bảo quản nhãn lồng sau thu hoạch

3.1. Bảo quản quả tươi:

Sau khi thu hái cần phân loại quả, loại bỏ những quả hư hỏng, quả nứt, quả sâu bệnh và rải để ở nơi thoáng gió để bảo quản nhãn được lâu hơn

Xếp nhãn vào từng sọt tre, thùng xốp có lót lá nhãn để bảo quản. Nếu phải vận chuyển nhãn đi xa, nên vận chuyển nhãn bằng thùng lạnh với nhiệt độ khoảng 10 độ (nhãn loại này thì nên chuyển trong 2 ngày để đảm bảo độ tươi ngon)

Nếu muốn bảo quản nhãn lâu hơn thì nên cắt sát núm nhãn, bọc kín trong túi nilong rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Ở điều kiện ngày, nhãn lồng Hưng Yên có thể bảo quản trong 5-10ngày

3.2. Bảo quản khô

Bảo quản bằng cách sấy khô cả quả: Rải từng chùm nhãn lên phên rồi cho vào lò sấy khô khoảng 24h cho đến khi vỏ nhãn khô và cùi nhãn se lại, cho nhãn ra khỏi lò, để nguội. Bảo quản trong túi nilong, tránh tiếp xúc với không khí.

Bảo quản bằng cách sấy khô cùi nhãn: Dùng bút xoáy nhãn tách riêng vỏ nhãn và hạt nhãn, xếp cùi nhãn vào phên. Cho phên nhãn vào lò sấy khô 24h thì tạo ra thành phẩm nhãn sấy khô Hưng Yên. Long nhãn bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, có hạn sử dụng 3 năm kể từ ngày sản xuất.

Cách bóc vỏ, tách hạt nhãn nhanh, dễ dàng đã được Mai’Store chia sẻ trong bài hướng dẫn cách lấy hạt nhãn, mời bạn đọc tham khảo để biết cách lấy cùi nhãn tròn, nhanh để xay sinh tố, làm nước ép nhãn hoặc nấu chè, ngâm rượu.

Những kiến thức kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn lồng Hưng Yên, nhãn Hương Chi, nhãn đường phèn,…, đã được Mai’Store tổng hợp, chia sẻ tới bạn đọc. Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng bạn đọc sẽ có thể tìm được cách canh tác nhãn tốt, cho năng suất cao nhất. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: https://longnhanbamai.com